1. Ổn định tổ chức:
- Xin chào tất cả các con, chúng mình hãy cùng lại đây với cô nào. Hôm nay lớp chúng mình rất vui mừng được chào đón bác… đến thăm và dự giờ học với lớp mình, các con cùng khoanh tay chào các bác nào.
- Và trong giờ học ngày hôm nay lớp chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về sự kỳ diệu của một con vật. Để xem đó là con gì thì ngay sau đây chúng mình sẽ cùng đi du lịch qua màn ảnh nhỏ với cô nào!
(Cùng đi chơi nhé các con, lên núi hay đi xuống biển, cùng ngắm thiên nhiên tươi đẹp, chúng ta cùng nhau đi nào. Là la la lá lá la…).
- Cho trẻ xem video về động vật sống dưới nước.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Hoạt động 1: Khám phá con cua
- Vừa rồi chúng mình đã được xem video về con gì nhỉ?
- Và ngày hôm nay cô Trinh cũng có một điều bất ngờ nữa dành cho các con. Muốn biết điều bất ngờ đó là gì cô mời chúng mình về hai nhóm nào!
- Điều bất ngờ là gì đây? Xin mời cô Trinh!
- Trẻ về nhóm quan sát, nhận xét và thảo luận nhóm cùng các bạn về con cua mà nhóm mình quan sát được.
- Sau khi trẻ thảo luận, cô mời đại diện ở các nhóm lên nói cho cô và các bạn nghe về đặc điểm của con cua mà nhóm mình vừa quan sát được.
*Cô chốt và khái quát lại:
a.Đặc điểm của con cua:
+ Con cua có những đặc điểm gì nào?
+ Cẳng cua đâu? Con cua có mấy cẳng? (Trẻ chỉ cẳng cua và đếm).
+ Con cua có 8 cẳng và còn gì đây nữa? Chúng mình cùng đếm xem có mấy càng. (Trẻ chỉ càng cua và đếm).
+ Càng cua, cẳng cua dùng để làm gì? (Di chuyển, tìm thức ăn, tự vệ). Ai giỏi cho cô biết cua sẽ tự vệ bằng cách nào? (Dùng 2 càng để cắp).
+ Cũng như các con vật khác, bộ phận nào giúp cua nhìn được xung quanh? Mắt cua nằm ở đâu nhỉ? Cua có mấy mắt? Mắt cua có đặc điểm gì?
+ Con đây là phần gì của con cua? (Cô chỉ vào phần mai cua và hỏi trẻ). Phần mai cua này có đặc điểm gì nhỉ? Theo các con mai cua cứng hay mềm? Các con cùng sờ vào mai cua cứng hay mềm nào.
- Và với đặc điểm của con cua như vậy, thì theo các con, con cua sẽ di chuyển để đi như thế nào?
=> Cô chốt: Con cua có 8 cẳng, 2 càng, 2 mắt, có mai và bò ngang.
b.Môi trường sống và sinh sản của con cua:
- Con cua sống ở đâu? (Trong hang đá, dưới nước hoặc dưới bùn).
=> Cô chốt: Con cua sống cả ở dưới nước và trên cạn. Nhà của cua là ở trong hang. Con cua này là cua biển và sống ở môi trường nước mặn (biển).
- Con cua đẻ con hay đẻ trứng? (Cho trẻ xem video cua đẻ trứng)
=> Cô chốt: Con cua đẻ trứng sau đó nở thành cua con.
- Bây giờ chúng mình cùng làm những con cua bò ngang nào.
* Hoạt động 2: Mở rộng
- Ngoài con cua biển mà chúng mình vừa cùng nhau tìm hiểu, ai còn biết có loại cua gì khác không?
- Cô cho trẻ xem video tư liệu về con cua đồng. (Cua nước ngọt và cua nước mặn).
* Hoạt động 3: So sánh
- Cô cho trẻ so sánh đặc điểm giống và khác nhau của cua biển và cua đồng.
+ Giống nhau: Đều có 8 cẳng, 2 càng, có mai, bò ngang, đẻ trứng…
+ Khác nhau: Sống dưới nước (Nước mặn. nước ngọt), sống trong hang đá hoặc dưới bùn. Các loại cua nước mặn to hơn cua nước ngọt.
* Hoạt động 4: Ôn luyện củng cố trò chơi “Bắt cua”
- Qua phần tìm hiểu về con cua vừa rồi, cô thấy chúng mình rất giỏi. Và ngay sau đây cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi, trò chơi có tên gọi “Bắt cua”. Cách chơi và luật chơi như sau.
- Cách chơi: Chia lớp làm 2 đội, đứng đội hình hàng dọc. Cô chuẩn bị 2 mẹt cua. Yêu cầu trẻ lên dùng tay cắp con cua và thả vào giỏ của mình. Chơi dưới hình thức tiếp sức.
- Luật chơi: Thời gian trong 1 bản nhạc. Đội nào bắt được nhiều cua nhất đội đó chiến thắng.
- Cô bao quát trẻ chơi.
- Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả của hai đội.
3. Kết thúc:
- Cô động viên, khen ngợi trẻ.
- Cho trẻ đọc bài “Vè con vật” cô sưu tầm:
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè loài vật
Con gì nhảy bật
Là chú ếch ương
Bay cao bầu trời
Đúng là chim đấy
Cái vây ve vẩy
Là bạn cá xinh
Hay nhảy linh tinh
|
Con tôm bạn nhé
Giúp người dậy sớm
Là chú trống choai
Đánh hơi rất tài
Anh em nhà chó
Suốt đời nhăn nhó
Là khỉ trên rừng
Cõng gạch trên lưng
Là con cua nhé.
|
|